XÂY NIỀM TIN BẰNG CHẤT LƯỢNG

Kiến thức

Đăng vào:

Kiểm soát sự nhiễm bẩn không khí trong phòng sạch

Đối với cấp phòng sạch Class 3.500 và thấp hơn, việc kiểm soát sự nhiễm bẩn (hạt bụi) và nhiễm hạt bụi vi sinh trong không khí chủ yếu đạt được thông qua việc lọc không khí.

Yếu tố chính để thiết kế và lựa chọn bộ lọc không khí là cấp độ phòng sạch yêu cầu, kích thước đặc trưng của hạt cần lọc và trở lực của dòng khí thông qua bộ lọc. Ảnh hưởng của tốc độ dòng khí có thể bỏ qua khi kiểu dòng khí tương tự như khi sử dụng điều hòa không khí.

Hiệu quả lọc là một đặc trưng xác định độ sạch của không khí và nói lên khả năng loại bỏ các hạt trong không khí của bộ lọc. Hiệu quả lọc của các bộ lọc dạng khô tăng lên theo hàm lượng bụi nên hiệu quả lọc ban đầu thường được tính cho khi thiết kế lọc cho không khí có hàm lượng bụi thấp.

Trở lực của dòng khí là áp suất thủy tĩnh tổn thất trên bộ lọc ở một tốc độ thổi gió nhất định. Khả năng giữ lại các hạt bụi xác định số lượng các hạt của một dạng bụi đối với một máy lọc không khí khi nó hoạt động ở một tốc độ dòng khí nhất định và trở lực dòng khí lớn nhất trước khi hiệu quả lọc bị giảm xuống do lượng bụi tích lũy trên bề mặt lọc.

Do đó, một bộ lọc không khí được đặc trưng bởi hiệu quả lọc đối với các loại hạt khác nhau và phương pháp phân loại bộ lọc thông thường là theo DIN 24 184/5, Eurovent 4/5 và gần đây nhất là theo tiêu chuẩn chung EN 779.

Các phương pháp để đánh giá phân loại một bộ lọc không khí là: (thiết kế phòng sạch, thi công phòng sạch, lắp đặt phòng sạch)

– Arrestance: khả năng giữ lại hạt bụi. Là một phép đo lượng bụi nhân tạo (do được tổng hợp nhân tạo và được phân tán vào trong không khí). Phép đo này thích hợp với bộ lọc hiệu quả lọc thấp và trung bình và không thể dùng để phân loại đối với các bộ lọc có hiệu quả lọc cao. Phương pháp đo hiệu quả lọc này gọi là khả năng giữ các hạt bụi nhân tạo để phân biệt với các phương pháp đo hiệu quả lọc khác.

– Dust-Spot Efficiency: hiệu quả lọc đám bụi. Là phép đo khả năng của một bộ lọc để làm giảm bụi bẩn trên một tấm vải hay trên các bề mặt. Khả năng này phụ thuộc chủ yếu vào loại hạt bụi mịn nên phép đo này thường tiện dụng nhất đối với bộ lọc hiệu quả lọc cao. Phép đo này có thể gây sai số về hiệu quả lọc khi kiểm tra bộ lọc có hiệu quả lọc thấp.

– Fractional Efficiency or Penetration: hiệu quả lọc phân đoạn hay khả năng thấm phân đoạn. Phép đo này sử dụng các hạt bụi dạng phun nhân tạo đồng dạng kích thước và có thể biết chính xác kích thước hạt để đo hiệu quả lọc đặc trưng của một bộ lọc. Phương pháp này đòi hỏi thời gian và thường sử dụng rộng rãi phương pháp Dioctylphthalate (DOP) để đo Bộ lọc bụi trong không khí hiệu năng cao HEPA.

– Particle Size Efficiency: Hiệu quả lọc theo cỡ hạt. Phép đo này đo bụi trong không khí trước và sau bộ lọc với việc sử dụng máy đếm bụi; kết quả đo là hiệu quả lọc đối với nhiều kích thước hạt.

Để có thiết kế tốt và để có được phòng sạch theo yêu cầu, nhất thiết phải tính đến không khí môi trường ở đầu vào bộ điều hòa không khí và cấp độ sạch của phòng sạch yêu cầu. Đặc biệt chú ý đến tình huống cấp độ sạch yêu cầu thấp hoặc các thiết bị xử lý không khí được thiết kế để đạt yêu cầu về môi trường phòng sạch cụ thể; cũng cần lưu ý đến lắp bộ lọc sơ bộ trước khi lọc HEPA để tăng tuổi thọ của bộ lọc HEPA cũng như chi phí lắp đặt nó.

TOP

0914358018